Dưới đây là bài phỏng vấn thạc sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Michael Tan được thực hiện bởi Anne Fricke đăng tải trên website pwsausa.org. Pwsvietnam xin phép dịch lại để các gia đình có trẻ bị PWS có thêm thông tin tham khảo, áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.
Thạc sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Michael Tan là một nhà dinh dưỡng làm việc cùng với tiến sĩ Jennifer Miller tại Hệ thống Y tế Đại học Florida (University of Florida Health là một mạng lưới y tế liên kết với Đại học Florida, bao gồm 11 bệnh viện và hàng trăm phòng khám. Đây cũng là một trong những hệ thống y tế hàng đầu của Mỹ và thứ nhất tại Florida). Ông đã có bài phát biểu tại Hội nghị United in Hope của PWSA | USA vào tháng 6 năm 2023 và làm việc với một lượng lớn các gia đình trong cộng đồng PWS. Tôi (Anne Fricke) đã liên hệ với Michael để đưa ra một số câu hỏi tổng quát về dinh dưỡng và chế độ ăn đặc biệt liên quan đến những người thân yêu của chúng ta bị PWS. Dưới đây là những câu trả lời.
Bạn có lời khuyên tiêu chuẩn nào cho các bậc phụ huynh có trẻ mới được chẩn đoán bị PWS không?
Tôi thường nhắc nhở các gia đình rằng mặc dù nghiêm ngặt hơn, chế độ ăn cho những người bị PWS không quá đặc thù hay chuyên biệt. Chế độ ăn tập trung vào việc hạn chế thực phẩm (và đồ uống) có vị ngọt và các loại ngũ cốc tinh chế, đồng thời nhấn mạnh vào các bữa ăn và các bữa phụ cân bằng (protein và chất xơ).
Bạn nhận thấy có một lỗi hoặc quan điểm sai lầm phổ biến nào của các gia đình không?
Có hai quan điểm sai lầm phổ biến mà tôi nhận thấy. Quan điểm sai lầm lớn nhất là kết án các loại carbohydrate. Mặc dù nhiều người tiêu thụ quá nhiều carb, điều này không có nghĩa là cần hoàn toàn tránh carb hoặc hạn chế quá nghiêm ngặt. Thay vào đó, nên tập trung vào các loại carb phức tạp có chứa chất xơ cao kết hợp với protein. Bữa ăn không nên chủ yếu là carb, nhưng cũng không nên không có carb (hoặc ít carb – low carb). Ví dụ: bột hạt hạnh nhân, mặc dù ít carb, nhưng không “tốt” hơn bột lúa mạch đen nguyên cám chút nào. Ít carb không có nghĩa là tốt hơn hay lành mạnh hơn.
Một quan điểm sai lầm khác liên quan đến đường. Các khuyến nghị của tôi tập trung hơn vào việc hạn chế vị ngọt thay vì đường trong các nguyên liệu. Nhiều thực phẩm có thể chứa một lượng nhỏ đường nhưng vẫn được chấp nhận (bánh mì ngũ cốc và sốt cà chua là hai ví dụ phổ biến) – vì chúng thường không có vị ngọt. Ngược lại, có nhiều sản phẩm được quảng cáo là “không đường” tuy nhiên vẫn có vị ngọt (bởi vì chúng sử dụng các chất tạo ngọt thay thế), đó là lý do tôi sẽ không khuyến nghị chúng (ví dụ phổ biến là các sản phẩm “nhẹ”, “diet” và nhiều sản phẩm “keto”). Quan trọng là tập trung vào việc cố gắng tránh các chất làm ngọt/thay thế đường (có phản ứng sinh lý tiêu cực ở những người có PWS). Điều này không chỉ bao gồm các chất làm ngọt nhân tạo (như sucralose, aspartame, acesulfame potassium, v.v.), mà còn bao gồm các chất làm ngọt tự nhiên (như stevia, trái cây, và erythritol/sugar alcohol). Đừng để lừa bởi “không đường và không chất làm ngọt nhân tạo.”
Các thông tin dinh dưỡng quan trọng mà các bậc phụ huynh của trẻ nhỏ nên biết là gì?
Kích thước phần ăn thay đổi rất nhiều – mỗi đứa trẻ đều khác nhau và thậm chí cùng một đứa trẻ của bạn có thể cần các phần ăn khác nhau mỗi ngày. Một trong những điều quan trọng nhất cần tập trung là sự phát triển hợp lý và tăng cân. Nếu chúng đang tăng cân với tốc độ quá mức, thì khẩu phần ăn có thể quá nhiều (và ngược lại).
Cũng, không nên lên lịch những bữa phụ. Nên cho trẻ ăn bữa phụ “khi cần”. Lên lịch bữa phụ sẽ khuyến khích ăn không phải do đói (“ăn theo đồng hồ”) và có thể làm trầm trọng thêm sự cứng nhắc xung quanh lịch trình. Bữa ăn nhẹ “khi cần” có thể giúp khuyến khích sự linh hoạt trong lịch trình và thường được cung cấp nhiều hơn khi trẻ thực sự đói.
Các thành phần và tỷ lệ của một bữa ăn cân bằng là gì?
- Protein (~1/3 của một bữa ăn)
- Rau không chứa tinh bột (~1/3 hoặc hơn của một bữa ăn)
- Carbohydrate phức tạp, chứa chất xơ cao (~1/3 của một bữa ăn)
Các loại carbohydrate tốt nhất/ lành mạnh/ thân thiện với PWS là gì?
- Bất kỳ loại ngũ cốc NGUYÊN HẠT (ưu tiên là “100% nguyên hạt”), các loại rau củ chứa tinh bột, đậu, và hạt. Chúng tôi không khuyến khích bất kỳ loại ngũ cốc tinh lọc nào (“bột trắng”, gạo trắng, v.v.).
Bạn có một trang web mà bạn thường sử dụng để tìm các công thức nấu ăn thân thiện với PWS không?
Không – đơn giản chỉ cần tập trung vào các bữa ăn/ thức ăn/ đồ uống cân đối không có vị ngọt.
- Protein (~1/3 của một bữa ăn)
- Rau không chứa tinh bột (~1/3 hoặc hơn của một bữa ăn)
- Carbohydrate phức tạp, chứa chất xơ cao (~1/3 của một bữa ăn)
Liệu ăn kiêng gián đoạn có phải là một ý tưởng tốt cho những người thân yêu của chúng ta bị PWS không?
Chúng tôi thường khuyến nghị 3 bữa ăn mỗi ngày và bữa phụ khi cần. Hiện chỉ có một số nghiên cứu hạn chế về ăn kiêng gián đoạn và không có nghiên cứu nào về ăn kiêng gián đoạn trong PWS.
Liệu chế độ ăn ít carb/ không carb có tốt cho những người có PWS không? Tại sao hoặc tại sao không?
Đối với trẻ đang phát triển, tôi thường không khuyến nghị bất kỳ chế độ “ít carb” hoặc “không carb” nào. Trẻ em đang phát triển cần carbohydrate để phát triển, phát triển, và có năng lượng. Chế độ ăn ít carb hoặc không carb rất khó duy trì lâu dài và không tạo điều kiện cho trẻ em thành công/sống độc lập trong tương lai. Chế độ ăn ít carb có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển. Đối với người lớn có Prader Willi, điều này có thể là một lựa chọn, tuy nhiên không có lý do gì để hạn chế carb một cách nghiêm ngặt. Carb phức tạp, giàu chất xơ có thể dễ dàng là một phần của một bữa ăn cân đối.
Làm thế nào các gia đình từ các nền văn hóa nơi cơm hoặc bánh mì là một món chính có thể tiến tới một chế độ ăn lành mạnh cho người bị PWS?
Tôi khuyến nghị sử dụng gạo nguyên hạt: gạo lứt, gạo đen, gạo đỏ, v.v. Hạt diêm mạch (quinoa) cũng có thể là một lựa chọn tuyệt vời thay thế cho gạo. Đối với bánh mì, tôi khuyến nghị bất kỳ loại bánh mì ngũ cốc “100% nguyên hạt” nào. Hạn chế các loại ngũ cốc tinh lọc như gạo trắng và bột mỳ trắng là quan trọng do mật độ dinh dưỡng thấp (thiếu protein, chất xơ, vitamin, v.v.). Như với bất kỳ carbohydrate/niên cơ nào, việc cân bằng với protein và rau không chứa tinh bột (và tránh các bữa ăn chứa nhiều carb) là quan trọng.
Làm thế nào các bậc phụ huynh có thể quản lý các nhu cầu dinh dưỡng của một đứa trẻ bị PWS trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của những đứa con khác? Có những cụm từ quan trọng hoặc một khung tư duy nào để giúp trong việc này không?
Quan trọng là phải đối xử với tất cả các con trong gia đình một cách tương tự và tập trung vào sức khỏe tổng thể và một mối quan hệ lành mạnh với thức ăn để giảm thiểu nguy cơ ăn uống không bình thường ở các con khác trong gia đình. Mặc dù có phần mâu thuẫn, tôi tin rằng việc dạy cho đứa trẻ bị PWS rằng họ có một số hạn chế mà các em không có là quan trọng. Thường thì, các em có thể có một chế độ ăn linh hoạt hơn một chút, phần ăn lớn hơn hoặc cần phải ăn thường xuyên hơn – và điều này quan trọng làm cho đứa trẻ bị PWS hiểu. Tôi không khuyến khích các em phải “ẩn và ăn” xa khỏi đứa trẻ bị PWS của bạn – điều này tạo ra ý nghĩa rằng những gì mà các em đang làm là “xấu” và tăng nguy cơ của mối quan hệ không bình thường với thức ăn. Nếu cần thay đổi chế độ ăn của gia đình, nhớ là không đề cập đến tên đứa trẻ bị PWS, vì điều này có thể gây ức chế. Đơn giản chỉ cần nói rằng phải thay đổi để toàn bộ gia đình trở nên khỏe mạnh hơn.
Bạn thấy có những mẹo, cách nào liên quan đến vấn đề ăn uống giúp cuộc sống của các bậc phụ huynh có trẻ PWS dễ dàng hơn không?
Tôi nghĩ việc nhớ rằng các bữa ăn cũng như bữa phụ KHÔNG cần phải phức tạp và bạn không cần phải là một đầu bếp năm sao. Các bữa ăn và bữa phụ có thể đơn giản như dưa chuột (rau không chứa tinh bột), một chiếc bánh quy ngũ cốc nguyên hạt (carbohydrate phức tạp) với phô mai (protein), và một số hạnh nhân (protein) hoặc một cái sandwich gà (protein) và phô mai (protein) trên bánh mì ngũ cốc nguyên hạt 100% (carbohydrate phức tạp). Bữa ăn có thể được làm chỉ bằng việc sử dụng lò vi sóng hoặc lò nướng (hoặc không có gì). Thức ăn tiện lợi không luôn là sự lựa chọn “xấu”.
Khi các gia đình gặp gỡ với bạn, bạn muốn họ rời đi với điều gì?
Tự tin hơn và ít lo âu về thức ăn hơn.
Cảm ơn Michael Tan đã dành thời gian để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với cộng đồng PWS!